Trung Quốc muốn các nước quen với uy quyền của mình
An ninh khu vực bị đe dọa nếu Trung Quốc xây căn cứ ở Trường Sa / Ba mũi tàu chiến quanh giàn khoan Trung Quốc
Trao đổi với VnExpress, Craig Martin, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Washburn, Mỹ, cho rằng việc Trung Quốc khăng khăng duy trì giàn khoan tại Hoàng Sa hơn một tháng nay cho thấy nước này có vẻ như đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực.
"Bằng cách triển khai những giàn khoan như vậy, họ dường như đang nghĩ rằng có thể thay đổi thực tế, nhằm đưa những yêu sách với những vùng nước này và những nguồn tài nguyên bên dưới", ông Martin nói.
Từ khi đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn tàu cùng máy bay, kể cả tàu quân sự. Khi bị Việt Nam yêu cầu rút giàn khoan và tàu thuyền về nước, Trung Quốc lại ngang nhiên nói họ đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ, hòng biến vùng biển của Việt Nam thành của Trung Quốc.
Tại Trường Sa, Trung Quốc bị nghi ngờ đang tiến hành đào đắp, thay đổi cấu tạo của hàng loạt bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven và Chữ Thập. Manila cho hay Trung Quốc đang triển khai tàu đến gần hai bãi đá ngầm Gaven và Châu Viên. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Philippines công bố những bức ảnh cho thấy Trung Quốc dường như đang xây dựng đường băng tại đảo Gạc Ma.
Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez đánh giá Trung Quốc có đủ khả năng để xây dựng một đảo nhân tạo với căn cứ quân sự rộng lớn ở bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện của mình ở Biển Đông", Rory Medcalf, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu cấp cao Lowy của Australia, khẳng định với VnExpress khi được hỏi về hàng loạt hoạt động nói trên của Trung Quốc. "Trung Quốc muốn các nước khác trở nên quen với việc chấp nhận uy quyền của họ" trên Biển Đông, gồm cả hải và không phận.
Tờ South China Morning Post tuần này dẫn lời một học giả và một chuyên gia quân sự cho biết căn cứ trên đá Chữ Thập có thể bao gồm một đường băng, hải cảng và kho chưa nhu yếu phẩm quân sự. Một thượng tá về hưu của Trung Quốc nhận định rằng một đường băng quân sự ở Trường Sa có thể là bước chuẩn bị cho việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sau này.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, trong đó bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Theo đó, các máy bay khi bay vào khu vực này sẽ phải thông báo kế hoạch bay với Bắc Kinh hoặc sẽ phải đối mặt với "những biện pháp phòng vệ khẩn cấp" từ Trung Quốc. Động thái này bị Nhật, Hàn Quốc và Mỹ phản đối dữ dội.
Việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông làm các nước dấy lên lo ngại nước này sẽ làm điều tương tự ở Biển Đông.
"Hiện chưa rõ sắp tới Trung Quốc có tuyên bố ADIZ ở Biển Đông hay không, nhất là khi Trung Quốc chưa thể thực thi đầy đủ ở Hoa Đông, và trong khi lực lượng của họ chưa hoạt động toàn diện ở Biển Đông", ông Medcalf đánh giá.
Với lợi ích trong tự do hàng hải và hàng không ở khu vực quan trọng về giao thương toàn cầu này, Mỹ sẽ ngăn cản bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nếu Bắc Kinh muốn thiết lập vùng phòng không ở Biển Đông, chuyên gia Martin của Đại học Washburn dự đoán.
"Khi mỗi nước có hành động đơn phương để hiện thực hóa yêu sách của mình hoặc để chiếm hữu những thực thể tranh chấp, căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng", Martin nói. "Điều đó kéo theo nguy cơ leo thang và tính toán sai lầm, có thể gây xung đột".
Điều cần làm, theo các chuyên gia cũng như quan chức, là các bên cần kiềm chế và xuống thang, tìm giải pháp ngoại giao. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái bình dương Daniel Russel trong một cuộc họp mới đây ở Myanmar cũng phát biểu rằng Trung Quốc nên rút giàn khoan khỏi Hoàng Sa, tàu bè của các bên cũng nên được điều ra khỏi khu vực để tạo không gian cần thiết cho tiến trình ngoại giao.
Trước đó, Russel từng phát biểu rằng nền kinh tế toàn cầu và khu vực rất quan trọng và quá mong manh để có thể chống đỡ với một cuộc khủng hoảng leo thang thành xung đột.
Chuyên gia Martin cảnh báo: "Mỗi quốc gia cần nhìn lại xem Thế chiến thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, để thấy rằng căng thẳng có thể dễ dàng bị vượt quá tầm kiểm soát và dẫn tới xung đột trên diện rộng".
Tàu Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam ở gần khu vực giàn khoan dầu trái phép. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trao đổi với VnExpress, Craig Martin, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Washburn, Mỹ, cho rằng việc Trung Quốc khăng khăng duy trì giàn khoan tại Hoàng Sa hơn một tháng nay cho thấy nước này có vẻ như đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực.
"Bằng cách triển khai những giàn khoan như vậy, họ dường như đang nghĩ rằng có thể thay đổi thực tế, nhằm đưa những yêu sách với những vùng nước này và những nguồn tài nguyên bên dưới", ông Martin nói.
Từ khi đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn tàu cùng máy bay, kể cả tàu quân sự. Khi bị Việt Nam yêu cầu rút giàn khoan và tàu thuyền về nước, Trung Quốc lại ngang nhiên nói họ đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ, hòng biến vùng biển của Việt Nam thành của Trung Quốc.
Tại Trường Sa, Trung Quốc bị nghi ngờ đang tiến hành đào đắp, thay đổi cấu tạo của hàng loạt bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven và Chữ Thập. Manila cho hay Trung Quốc đang triển khai tàu đến gần hai bãi đá ngầm Gaven và Châu Viên. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Philippines công bố những bức ảnh cho thấy Trung Quốc dường như đang xây dựng đường băng tại đảo Gạc Ma.
Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez đánh giá Trung Quốc có đủ khả năng để xây dựng một đảo nhân tạo với căn cứ quân sự rộng lớn ở bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện của mình ở Biển Đông", Rory Medcalf, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu cấp cao Lowy của Australia, khẳng định với VnExpress khi được hỏi về hàng loạt hoạt động nói trên của Trung Quốc. "Trung Quốc muốn các nước khác trở nên quen với việc chấp nhận uy quyền của họ" trên Biển Đông, gồm cả hải và không phận.
Tờ South China Morning Post tuần này dẫn lời một học giả và một chuyên gia quân sự cho biết căn cứ trên đá Chữ Thập có thể bao gồm một đường băng, hải cảng và kho chưa nhu yếu phẩm quân sự. Một thượng tá về hưu của Trung Quốc nhận định rằng một đường băng quân sự ở Trường Sa có thể là bước chuẩn bị cho việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sau này.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, trong đó bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Theo đó, các máy bay khi bay vào khu vực này sẽ phải thông báo kế hoạch bay với Bắc Kinh hoặc sẽ phải đối mặt với "những biện pháp phòng vệ khẩn cấp" từ Trung Quốc. Động thái này bị Nhật, Hàn Quốc và Mỹ phản đối dữ dội.
Việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông làm các nước dấy lên lo ngại nước này sẽ làm điều tương tự ở Biển Đông.
"Hiện chưa rõ sắp tới Trung Quốc có tuyên bố ADIZ ở Biển Đông hay không, nhất là khi Trung Quốc chưa thể thực thi đầy đủ ở Hoa Đông, và trong khi lực lượng của họ chưa hoạt động toàn diện ở Biển Đông", ông Medcalf đánh giá.
Với lợi ích trong tự do hàng hải và hàng không ở khu vực quan trọng về giao thương toàn cầu này, Mỹ sẽ ngăn cản bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nếu Bắc Kinh muốn thiết lập vùng phòng không ở Biển Đông, chuyên gia Martin của Đại học Washburn dự đoán.
"Khi mỗi nước có hành động đơn phương để hiện thực hóa yêu sách của mình hoặc để chiếm hữu những thực thể tranh chấp, căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng", Martin nói. "Điều đó kéo theo nguy cơ leo thang và tính toán sai lầm, có thể gây xung đột".
Điều cần làm, theo các chuyên gia cũng như quan chức, là các bên cần kiềm chế và xuống thang, tìm giải pháp ngoại giao. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái bình dương Daniel Russel trong một cuộc họp mới đây ở Myanmar cũng phát biểu rằng Trung Quốc nên rút giàn khoan khỏi Hoàng Sa, tàu bè của các bên cũng nên được điều ra khỏi khu vực để tạo không gian cần thiết cho tiến trình ngoại giao.
Trước đó, Russel từng phát biểu rằng nền kinh tế toàn cầu và khu vực rất quan trọng và quá mong manh để có thể chống đỡ với một cuộc khủng hoảng leo thang thành xung đột.
Chuyên gia Martin cảnh báo: "Mỗi quốc gia cần nhìn lại xem Thế chiến thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, để thấy rằng căng thẳng có thể dễ dàng bị vượt quá tầm kiểm soát và dẫn tới xung đột trên diện rộng".
Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Inquirer
Việt Anh
Nguồn: http://vnexpress.net
Nguồn: http://vnexpress.net